Những chiến công hiển hách của chúa Phổ Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg

Tuyển hầu tước vĩ đại dẹp tan quân Thụy Điển trong trận chiến Fehrbellin (1675).

Quận công Friedrich Wilhelm I không hổ danh là một vị thống soái xuất sắc; đội quân thường trực của ông trở thành tấm gương cho Quân đội Phổ sau này. Tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng vì đã cùng quân Thụy Điển đánh tan tác liên quân Ba Lan - Thát Đát Krym trong trận chiến Warsaw (1656). Theo tác giả Hajo Holborn, chiến thắng vang dội tại Warsaw là "sự kiện mở đầu cho lịch sử quân sự nước Phổ". Đây là một bước tiến đáng kể của lãnh địa Brandenburg.[23] Trong khi liên quân Ba Lan - Thát Đát Krym đông đảo hơn hẳn, các binh sĩ của chúa Brandenburg tỏ ra rằng: họ không thua gì đội quân tinh nhuệ Thụy Điển kia. Với chiến công hiển hách tại Warsaw, xứ Brandenburg - Phổ giờ đây đã trở thành một trong những cường quốc quân sự hàng đầu của châu Âu.[24][25] Ông và vua Thụy Điển là Karl X Gustav ca khúc khải hoàn tiến vào kinh đô Ba Lan, sau hai ngày chiến đấu quyết liệt (28 tháng 7 - 30 tháng 7).[26][27][28] Nhờ có chiến thắng huy hoàng này mà vua Ba Lan là John Casimir đã công nhận rằng: vị lãnh chúa xứ Brandenburg không còn là chư hầu của Vương quốc Ba Lan như trước kia nữa.[29]

Chúa Friedrich Wilhelm Vĩ đại thống lĩnh Bộ binh Phổ trên xe trượt tuyết vượt qua phá Curonian (cuộc chiến 1679), bản in khắc do Bernhard Rode thực hiện (khoảng 1783).

Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh Pháp-Hà Lan (1672 - 1679), vua Pháp là Louis XIV xúi giục vua Thụy Điển xé bỏ liên minh với xứ Brandenburg, thế là quân Thụy Điển tiến hành xâm lược xứ này vào tháng 12 năm 1674.[1] Vua Pháp xem xứ Brandenburg là kẻ thù hùng mạnh nhất của ông ta.[19] Trong lúc ấy, nhà chúa Brandenburg đang thân chinh đánh Pháp tại Alsace.[22] Sau một cuộc hành quân dài 250 kilômét trong vòng 15 ngày, ông và quân sĩ trở về lãnh địa. Công tử Karl Emil (1655 - 1674) lâm bệnh mất khi theo vua cha ra chiến trường; và cuộc hành quân hiển hách từ xứ Franconia về lãnh địa Brandenburg cũng là công trạng lớn lao của Thống chế George von Derfflinger.[30] Tuy Quân đội Brandenburg đã mệt mỏi, vua - tôi Brandenburg đã thành công:[31] Quân đội chúa Brandenburg đã đẩy lui quân Thụy Điển trong trận đánh tại Rothenow, chỉ ba ngày trước một chiến thắng oanh liệt khác của nhà chúa.[32] Đây sẽ là cuộc chiến làm cho tài năng của vị lãnh chúa kiệt xuất trở nên đáng chú ý hơn cả.[19]

Ông đã đột kích, và cùng với Thống chế PhổGeorg von Derfflinger, ông mang 5600 Kỵ binh Brandenburg và 13 khẩu pháo đánh tan tác một đội quân đông đảo hơn hẳn 7000 Bộ binh, 4000 Kỵ binh và 38 khẩu pháo Thụy Điển trong trận chiến Fehrbellin vào ngày 28 tháng 6 năm 1675, ở phía Tây Bắc kinh thành Berlin[1].[32] Chiến công hiển hách của ông tại Fehrbellin là một trận đánh chủ yếu dựa vào Kỵ binh, tuy không khốc liệt cho lắm nhưng chiến công này có những ý nghĩa quan trọng về tinh thần, chiến lược và chính trị.[33] Ông hạ gục được danh tướng Thụy Điển Wrangel; giờ đây, ông đã xóa bỏ cái huyền thoại "Quân đội Thụy Điển vô địch thiên hạ",[34][35][36] và chiến thắng của ông đã chấn vang toàn bộ châu Âu.[1] Chiến thắng này có ý nghĩa quan trọng nhất đối với nhân dân miền Bắc Đức, làm họ cảm thấy một cường quốc đang trỗi dậy.[19] Chính trận đại thắng tại Fehrberllin đã khiến cho người đương thời gọi ông là "Tuyển hầu tước vĩ đại", củng cố danh tiếng của ông.[12][36] Có nhận định cho rằng, chiến thắng vang dội trước vua Karl XIThống chế Waldemar von Wrangel của quân Thụy Điển là thành công lớn lao nhất của vị Tuyển hầu tước vĩ đại, là chiến thắng lừng lẫy đầu tiên của chủ nghĩa quân phiệt Phổ - Brandenburg.[37][38] Với trận thắng tại Fehrbellin của thiên tài quân sự ấy, xứ Phổ - Brandenburg vươn lên thành cường quốc quân sự hàng đầu ở Bắc Âu.[31]

Chúa Brandenburg đánh bại tướng Thụy Điển Königsmarck tại Stralsund.
Thuở bé, Đức Tuyển hầu tước và Quốc vương Thụy Điển đều học hành ở Utrecht, nhưng họ trở nên rất ghét nhau, do đó họ không thể giữ cái đầu lạnh.
— Một người Ruppin nói với vua Friedrich II Đại Đế (1712 - 1786)[39]

Chiến thắng đáng ghi nhớ của ông tại Fehrbellin của ông đã được ghi danh trong sổ sách những chiến công hiển hách của Quân đội khải hoàn trong trận này - lực lượng Quân đội Phổ, cùng với những trận thắng oanh liệt khác của họ như trận Rossbach hay trận Sadowa.[40] Dĩ nhiên, ông đã giải phóng lãnh địa Bá tước Brandenburg khỏi tay Đế quốc Thụy Điển ngay sau trận thắng vang dội này.[33] Ông sẽ còn tiếp tục phát huy lợi thế của mình, với những chiến thắng khác.[19] Nhà chúa cũng được Quốc vương Đan Mạch và Hoàng đế nhà Habsburg của Áo viện trợ.[22] Tuy quân Thụy Điển đông đảo hơn hẳn, vua và Quân đội Brandenburg tiếp tục giành chiến thắng tại Stettin, sau một trận bắn phá khốc liệt.[41] Ông tiếp tục đại thắng tại Rügen vào năm 1677, áp đảo Thụy Điển tại Pomerania[12]. Quân đội Brandenburg lại thắng lợi tại Stralsund vào năm 1678. Đúng năm đó, chúa Brandenburg đã đẩy lùi toàn quân Thụy Điển khỏi miền Tây Pomerania.[41] Dù ông đã thực hiện cải cách nhằm thu phục lòng dân Thụy Điển,[42] chẳng hạn như dự án đồ sộ tái xây dựng vùng Stralsund và Stettin,[43] ít người Thụy Điển trở thành thần dân của ông.[42] Sau khi ông đánh chiếm Stralsund, chúa Brandenburg đã khai phá vùng Pomerania thuộc Thụy Điển vào cuối năm 1678.[44] Khi quân Thụy Điển xâm lược vùng Đông Phổ trong Mùa Đông 1678 - 1679, ông không sợ lạnh, mà huấn lệnh cho ba quân ngồi xe trượt tuyết mà tiến công từ xứ Cleves cho đến sông Vistula, đánh bại quân Thụy Điển, khi họ đang chạy qua bờ biển bị đóng băng.[41] Vào tháng 1 năm 1679, Quân đội Brandenburg đánh tan đối phương trong các trận chiến tại Tilsit, Splitter và Heydekrug.[1] Nhà văn người Anh là Thomas Carlyle đã so sánh cuộc tháo chạy của quân Thụy Điển khỏi xứ Phổ với cuộc tháo chạy của Hoàng đế Napoléon Bonaparte khỏi thành phố Moskva.[45] Tác giả người Pháp là Paganel có nhận định:[19]

Trong cuộc chiến tranh này, trên thực tế, vị Tuyển hầu tước không mở rộng thực lực của lãnh địa (nếu thế thì đây thật là một kỳ công). Nhưng về mặt tinh thế, ông và lãnh địa đã giành được chiến thắng lừng lẫy. Kể từ thời đại này, người ta công khai tôn vinh ông, và ông trở thành tấm gương sáng cho những vĩ nhân của thế kỷ sau này.
— Paganel

Các tướng lĩnh xứ Brandenburg như Trefenfeldt và Gortz đã phò vua đắc lực trong những chiến công hiển hách nêu trên, gây cho quân Thụy Điển tổn thất nặng nề.[46] Chúa Brandenburg đã toàn thắng trong cuộc chiến tranh Brandenburg - Thụy Điển.[41] Vậy là ông đã sáng lập ra sự vĩ đại của dân tộc Phổ, và cùng với Hải quân Hà Lan và vua Đan Mạch là Christian V mang lại thảm họa cho Đế quốc Thụy Điển.[47] Với chiến công hiển hách của ông, quân tinh nhuệ Thụy Điển bị ông hủy diệt và không thể hồi phục uy lực từ lúc đó cho đến thời vua Karl XII.[33] Sau khi quân Thụy Điển đại bại, ông ca khúc khải hoàn trở về kinh đô phía Đông của ông - Königsberg.[19] Và, nếu ông đã chặn đứng được bước tiến công của vua Pháp Louis XIV, thì sau này, vua Friedrich II Đại Đế sẽ còn chặn đứng được toàn bộ châu Âu.[48] Ông nổi tiếng về những lời hướng dẫn và mệnh lệnh khái quát cho các tướng sĩ dưới quyền ra quyết định: đây sẽ là nền tảng cho học thuyết Auftragstaktik của người Đức. Không những thế, không những thế, ông còn nổi tiếng về việc dùng một đội quân cơ động vô cùng nhanh chóng mà đánh bại đối phương.[49]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg http://www.infoplease.com/ce6/people/A0819576.html http://dictionary.sensagent.com/WALHALLA/sv-sv/ http://www.potsdam.de/cms/beitrag/10033178/495513/ http://www.1911encyclopedia.org/Frederick_William http://www.archive.org/stream/frederickgreat00brac... http://www.historyofwar.org/articles/battles_fehrb... http://www.worldcat.org/title/french-revolutionary... http://catalogue.pearsoned.co.uk/catalog/academic/... http://books.google.com.vn/books?ei=FYjrTL_dLsHBce... http://books.google.com.vn/books?ei=RpfrTJLXMceXcb...